Cơ sở nào để Vingroup tự tin đặt chân vào thị trường ô tô Việt đầy mạo hiểm
Tổ hợp nhà máy Vinfast của Vingroup vừa khởi công. Đã khơi dậy giấc mơ của thị trường ô tô Việt.
Với tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vào thị trường ô tô. Mục tiêu của Vingroup sau 1 năm sẽ ra mắt xe máy điện. 2 năm xuất xưởng xe Sedan 5 chỗ, Suv 7 chỗ; 3 năm sản xuất ô tô điện.
Vậy cơ sở nào khiến Vingroup tự tin đặt chân vào sân chơi đầy mạo hiểm này? Liệu doanh nghiệp Việt có chỗ đứng trong cung ứng các sản phẩm phụ trợ cho dây truyền sản xuất trên thị trường ô tô? Tiêu chí nào cần thiết cho một chiếc ô tô Việt để người tiêu dùng có thể chấp nhận?
Tham vọng đi đầu thị trường ô tô thương hiệu Việt
Chỉ còn 24 tháng nữa, người dân Việt Nam sắp được sử dụng chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt sau gần 20 năm chờ đợi.
Được viết tắt từ các từ: Việt Nam – Phong cách – An toàn – Sáng tạo – Tiên phong. VINFAST đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á. Với sản phẩm chủ lực là xe ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường. Sản phẩm xe máy điện sẽ được ra mắt trong 12 tháng tới và tiếp theo là ô tô trong 24 tháng VINFAST đã ký biên bản ghi nhớ và sẽ nhận khoản vay 800 triệu USD từ tập đoàn Credit Suisse.
Ngoài ra VINFAST cũng sẽ hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để cùng sản xuất và phát triển các linh kiện, từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hóa 60%, hướng tới xuất khẩu sang các quốc gia khác. Nói về lý do bước vào ngành công nghiệp ô tô tại thời điểm này, đại diện của Tập đoàn Vingroup cho rằng, đó chính là tiềm năng thị trường.
Với kế hoạch được đánh giá chi tiết và khá bài bản, vốn đầu tư dự kiến lên tới 3,5 tỷ USD. Vingroup đã một lần nữa thổi bùng ngọn lửa hy vọng vềthị trường ô tô của Việt Nam và giấc mơ sản xuất ô tô thương hiệu Việt.
“Giấc mơ Việt” của thị trường ô tô.
Trong bài viết “Khát vọng ô tô thương hiệu Việt” trên tờ Thanh niên, chuyên gia ô tô Khương Quang Đồng đánh giá, chúng ta đã bỏ lỡ hay nói đúng hơn đã thất bại trong thời gian dài do không xây dựng được nền công nghiệp ô tô Việt như kỳ vọng. Vậy nên thời điểm này, có nhà đầu tư trong nước, tuyên bố làm ô tô “made in Vietnam” với tỷ lệ nội địa hóa lên 60%, theo ông Đồng, là bắt đầu một giấc mơ ô tô Việt.
Tờ Lao động cho biết ngay cả chiếc xe chưa thành hình thì nhiều chuyên gia dự đoán rằng dự án này sẽ có tác động không nhỏ tới thị trường xe. Thậm chí sẽ góp phần kéo giảm mặt bằng giá xe bởi đây là một ẩn số mà nhiều hãng xe sẽ phải tìm hiểu, tính toán và đối phó.
Thách thức và thời cơ cho VINFAST
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô trong nước được xem đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Cũng như thuế nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN vào Việt Nam sẽ xuống 0% vào đầu năm sau. Việc Vingroup đầu tư nhiều tỷ USD vào sản xuất ô tô lúc này đã nhận được không ít ý kiến lo ngại về sự khó khăn mà công ty này có thể phải đối diện.
Trong khi đó otofun.org nhận định, 10 năm qua, ngành ô tô nước nhà vẫn ì ạch với mục tiêu nội địa hóa. Đến thời điểm này mới chỉ nâng tỷ lệ nội địa lên được 20%. Việc đặt ra kế hoạch nâng lên 60% của Vingroup chỉ trong vòng vài ba năm là câu chuyện không hề đơn giản.
Ngoài ra về tâm lý tiêu dùng, VINFAST sẽ vấp phải nhiều khó khăn trong việc thuyết phục người mua. Đặc biệt, với một thị trường có “tâm lý sính ngoại” đang bị thống lĩnh bởi các thương hiệu nước ngoài