Đời sống xe khủng hoảng vì ô tô không có bình cứu hỏa

Đời sống xe những ngày qua xôn xao với quy định phạt 500000 đồng với những xe ô tô không có bình cứu hỏa.

Bộ Công an đã ban hành Thông tư 57. Về định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho xe cơ giới. Đáng chú ý là các quy định đối với các xe du lịch cá nhân từ 4 chỗ ngồi chở lên.

Thông tư 57 hướng dẫn cụ thể các danh mục. Định mức bắt buộc về các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy trên xe ô tô. Theo đó, đời sống xe  quan tâm là quy định các loại xe du lịch từ 4 – 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa. Thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L. Bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg.

Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông

Đời sống xe cập nhật yêu cầu của luật đối với các kích cỡ xe ô tô.

Ngoài ra, Thông tư cũng khuyến khích chủ sở hữu xe. Tùy từng đặc điểm của mỗi loại xe mà có thể bổ sung thêm các loại phương tiện, vật dụng phòng/chữa cháy. Như quần áo/mũ chống cháy, hộp sơ cứu, các dụng cụ cứu thương.

Thông tư 57 cũng khuyến cáo. Các phương tiện phòng/chữa cháy trên xe ôtô cần để ở những chỗ dễ thấy, dễ lấy sử dụng. Nhưng không ảnh hưởng đến thao tác của người lái xe. Ngoài ra việc để các bình cứu hoả nên tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Đặc biệt là vào mùa hè.

Nếu trong trường hợp các phương tiện cơ giới. Cụ thể là các loại xe du lịch từ 4 chỗ trở lên. Nếu thiếu các phương tiện phòng/chữa cháy theo danh mục quy định tại Thông tư 57. Sẽ phải chịu mức phạt từ 300.000 đến 500.000đ. Quy định tại Điều 41, khoản 2, Nghị định 167/2013 của Chính Phủ về quy định xử phạt hành chính.

Đời sống xe hoang mang với việc trang bị phương tiện

Việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sau đây được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan:

a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Trừ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoạt động phục vụ mục đích kinh tế – xã hội;

c) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật;

d) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ chở lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về Cảnh vệ.