Cảnh báo: Mẹ tắm cho con ngày sau khi bú no bé gái 20 ngày tuổi sạc sữa ngưng thở
Theo tin tức cập nhật, tại Hồ Chí Minh, một bé gái sau khi vừa bú bình no thì được me mang đi tắm ngay sau đó. Chỉ ít phúc sau bé gái bất ngờ bị sặc sữa, dẫn đến tình trạng ngừng thở và tím tái.
Đó là trường hợp của một bé gái 20 ngày tuổi, ngụ ấp 1, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh (TP.HCM).
Sự việc được người thân thuật lại : Lúc đó khoảng sáng 10-10 khi bé vừa bú bình no thì được mẹ mang đi tắm ngay lập tức. Nhưng sau đó ít phút bé bất ngờ bị sặc sữa dẫn tới tình trạng ngừng thở. Khi sự việc xảy ra người nhà đã chở em tới một nhà thuốc ở gần đó để cấp cứu thế nhưng không thành công nên đã vội vàng chuyển bé đến phòng khám GB ( huyện Bình Chánh ) chữa trị.
Theo lời bác sĩ Cao Văn Tuân, người trực tiếp điều trị cho bé gai cho biết, khi được đưa tới phòng khám thì bệnh nhi đã qua “thời gian vàng” trong cấp cứu. Bởi bản thân người mẹ vì quá thương con nên đâm ra mất bình tĩnh và bấn loạn. Chỉ biết nằm khóc mà không xử trí ngay lúc đầu cho cháu bé.
Xác định tình trạng khẩn cấp của bệnh nhi, BS Tuân đã tiến hành xử lý khẩn cấp, khơi thông đường thở cho cháu bé. Rất may sau khi cấp cứu, bé gái đã qua cơn nguy kịch, mặt dần trở lại hồng hào. Bệnh nhi sau đó được chuyển tiếp đến BV Nhi đồng Thành phố để theo dõi tình trạng viêm phổi có xảy ra sau sặc sữa hay không.
Theo BS Tuân, trong trường hợp này, việc tắm cho trẻ ngay sau khi ăn no là một thói quen sai lầm mà phụ huynh mắc phải.
Bác sĩ cảnh báo về việc tắm cho trẻ ngay sau bú no là rất nguy hiểm
“Tắm ngay lập tức sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hoá giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tắm ngay lập tức có thể dễ dàng dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, việc tắm rửa thường được thực hiện trong vòng 1-2 giờ sau khi cho con ăn là thích hợp nhất”- BS Tuân phân tích.
BS Tuân cũng cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một đứa trẻ bị sặc sữa, sặc cháo, trong đó nguyễn nhân cơ bản dẫn đến việc trẻ bị sặc sữa chính là do các mẹ hoặc người trông trẻ cho con bú sữa, ăn không đúng tư thế(cụ thể là cho trẻ bú trong tư thế nằm).
Thứ hai, lượng sữa ra quá nhiều do núm vú cao su quá rộng, dẫn đến trẻ không thể bú kịp lượng sữa chảy ra. Một nguyên nhân khác là khi trẻ đang khóc, các mẹ cho trẻ bú để dỗ cho trẻ nín. Tuy nhiên đây là một sai lầm tai hại khiến cho trẻ có thể bị sặc.
“Biểu hiện trẻ bị sặc sữa và cháo là việc trẻ bất ngờ ngừng ăn, ho sặc sụa, cơ thể tím tái (đặc biệt là mặt), có biểu hiện khó thở, thở dốc, thở gấp, hai mắt trợn ngược. Đối với những trường hợp nặng trẻ có thể bị ngừng thở và dẫn đến tử vong” – BS Tuân nói.
Do đó để phòng tránh việc trẻ bị sặc sữa, sặc cháo dẫn đến những sự cố đáng tiếc xảy ra, BS khuyên các bà mẹ tuyệt đối không cho trẻ bú sữa khi trẻ đang khóc, chơi đùa hay trẻ đang buồn ngủ bởi lúc này trẻ đang không tập trung, không nên vừa nằm, vừa cho con bú.
“Trong trường hợp sữa mẹ về quá nhiều, trẻ không kịp ăn, để tránh sặc cho trẻ, mẹ hãy dùng hai ngón tay kẹp thật chặt núm vú lại để giảm lượng sữa xuống, khi đó trẻ mới có thể bú tiếp” – BS Tuân hướng dẫn.
Cách sơ cứu trẻ khi bị sặc sữa
– Đối với trẻ nhỏ:
Hãy đặt trẻ nằm sấp, úp trên cẳng tay của bạn, đầu của trẻ hơi chúc xuống phía dưới, sau đó vỗ nhẹ vào lưng của trẻ từ 5 -7 cái để tống dị vật đang mắc ở cổ họng của trẻ ra ngoài.
Nếu không hiệu quả, xoay mặt bé về cánh tay kia của bạn, nhìn vào trong miệng bé, nếu thấy dị vật hãy lấy một ngón tay móc dị vật đó ra ngoài. Nên nhớ không nên chọc quá sâu vào trong cổ họng của trẻ, bởi nó có thể gây ra tổn thương.
Trong trường hợp dị vật vẫn không ra, hãy đặt bé nằm nguyên ở tư thế đó, dùng hai ngón tay đặt lên phần nửa dưới xương ức của trẻ và ấn mạnh xuống khoảng 3 giây một lần. Cách này sẽ tạo ra cơn ho nhân tạo để dị vật có thể bị tống ra ngoài khi bé ho.
Nếu như tất cả các cách trên đều không hiệu quả, dị vật vẫn không được tống ra ngoài, bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa, đặt hai ngón tay lên phần phía dưới của xương ức ấn 5 lần liên tiếp.
Sau đó đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra, thăm khám.
– Đối với trẻ lớn:
Đặt trẻ nằm ngửa, dùng tay ấn thật nhanh và mạnh vào khu vực giữa xương ức và xương sườn của trẻ. Hoặc bạn có thể đặt trẻ khum người về phía trước, dùng tay vỗ mạnh vào lưng ( khu vực giữa hai bả vai) để dị vật được đẩy ra ngoài.
– Đối với những trẻ bú bình:
Các mẹ nên để núm vú cao su to vừa phải để đảm bảo lượng sữa không ra quá nhiều khi trẻ đang ăn.
Khi trẻ bú xong, dùng tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi và giảm chớ sữa.
– Đối với những trẻ đã ăn được cơm, cháo:
Cha mẹ cần làm nhỏ thức ăn, hạn chế cho trẻ ăn các loại hạt bởi chúng có thể bị mắc ở cổ họng và làm trẻ bị hóc, nôn.