Đâu là lý do bạn nên xem trận mưa sao băng Orionid diễn ra đêm nay 20/10 ?
Tin tức cập nhật : Theo thông tin của các chuyên gia thiên văn học, vào đêm 20 rạng sáng 21/10 sẽ diễn ra trận mưa sao băng Orionid. Cụ thể trận mưa sao băng này như thế nào, có đáng để xem không, hãy check ngay nhé !
Theo thông tin từ các chuyên gia thiên văn học dự báo thì khoảng 0h – 1h ngày 21/10, chòm sao Orion (Lạp Hộ) sẽ xuất hiện trọn vẹn trên bầu trời phía Đông. Tới khoảng 3h30 – 4h, chòm sao sẽ lên cao nhất và dần di chuyển về phía Tây.
Do đây không phải là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất trong năm như là trận mưa sao băng Perseids diễn ra vào tháng 8 với mật độ lên tới 60 – 100 vệt/giờ hay mưa sao băng Geminids sẽ xuất hiện vào tháng 12 tới đây nhưng các chuyên gia nhận định, những sao băng Orionid ẩn chứa nhiều dải sao băng dài, sáng. Bởi vậy nếu muốn bạn hoàn toàn có thể kiên nhẫn đợi và đón chờ từng vệt sao băng Orionid lần này.
Rất may là Việt Nam cũng có thể chiêm nghiễm được hiện tượng lần này. Vào thời điểm nửa đêm đến rạng sáng, bạn hãy nhìn lên bầu trời, tìm chòm sao Orion – rất dễ nhận ra bởi ba ngôi sao sáng nằm thẳng hàng và cách đều nhau tạo thành thắt lưng của Orion.
Ngoài ra, độ sáng nổi bật của các sao Betelgeuse, Rigel và Ballatrix cũng là những điểm khiến bạn không khó khăn gì để tìm thấy Orion.
Để chiêm ngưỡng mưa sao băng bạn hoàn toàn không cần sử dụng bất kỳ dụng cụ đặc biệt nào mà có thể trực tiếp quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, bạn nên chọn 1 góc rộng, không có ánh sáng nhân tạo.
Tùy từng thời điểm mà bạn nhìn về hướng Đông hay hướng Tây, nhưng khoảng thời gian nửa đêm về sáng là thời điểm lý tưởng nhất.
Do thời tiết về đêm khá lạnh nên bạn cần mặc áo ấm nhé. Đứng ngoài trời đêm 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng.
Sao chổi Halley bay quanh Mặt trời. Trong những giai đoạn nhất định, khoảng cách giữa Halley và Mặt trời đủ gần, nhiệt từ mặt trời khiến vật chất thoát khỏi sao chổi.
Khi địa cầu lọt vào vùng vật chất ấy, các hạt có kích thước lớn lao vào bầu khí quyển với tốc độ lên tới 145.000 km/h và bốc cháy trong vài giây, tạo nên những vệt sáng.