Cần kế hoạch dài hạn trong ứng phó phòng chống thiên tai

Tin tức trong ngày: Những hình ảnh mưa lũ gây thiệt hại nặng về người và tài sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung đã chiếm một thời lượng lớn trên báo đài cũng như mạng xã hội trong tuần qua. Một vấn đề cần đặt ra trong công tác phòng chống thiên tai của Đảng được đặt ra là: phải có kế hoạch dài hạn như thế nào để phòng chống thiên tai?

Cần kế hoạch dài hạn trong ứng phó phòng chống thiên tai
Cần kế hoạch dài hạn trong ứng phó phòng chống thiên tai

Những cơn mưa lớn kèm theo nước lũ trút xuống trong nhiều ngày liên tục đã làm ngập lụt không chỉ những vùng nông thôn của nhiều địa phương mà cả các con đường của các thành phố lớn.

Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 931/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và chủ động ứng phó mưa lũ. Trong đó, UBND các tỉnh, cơ quan liên quan được yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện nhằm khắc phục và ứng phó mưa lũ kịp thời, hiệu quả; hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn đối với những người còn mất tích và giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ.

Từ đầu tháng 7 đến nay, các dạng thời tiết cực đoan đang tàn phá nhiều nơi ở châu Á như lũ lụt ở Việt Nam, mưa lớn kéo dài ở Philippines, lũ lụt và lở đất ở Nhật Bản khiến hàng trăm người bị thiệt mạng, phá hủy nhiều tài sản. Trong bối cảnh nhiều tủi ro thiên tai nói trên, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc đề ra các giải pháp tài chính nhằm ứng phó với rủi ro thiên tai. Ví dụ, cần có công cụ bảo hiểm tốt hơn để giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách cho Chính phủ, đồng thời tăng cường sự nhận thức của người dân và doanh nghiệp về việc xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai.

Câu chuyện của nước Mỹ trong việc xây dựng các kế hoạch ứng phó thiên tai sau khi siêu bão Harvey gây ngập lụt nặng nề cho thành phố Houston vào năm 2017 là một điển hình. Ngay sau cơn bão, theo tờ Bloomberg, Mỹ chú trọng vào giải quyết lượng nước ngập trong mưa bão từ các đập ngăn nước phía Tây Houston và việc ngăn chặn nguồn xả nước lũ đã giúp cho các khu vực lân cận an toàn. Quốc gia này cũng đã liên tục sử dụng các cồn cát tự nhiên, đê nhân tạo, đập và các cửa xả lũ để chống lại những cơn bão từ biển.

Như otofun.org đưa tin, Việt Nam là một trong những nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và dự báo mức tổn thất do lũ, bão và động đất gây ra có thể sẽ còn lớn hơn trong thời gian tới. Các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ có xu hướng đối mặt với thiệt hại kinh tế nghiêm trọng hơn.

Hiện tại, Việt Nam đang dùng một số nguồn kinh phí để cung cấp tài chính cho công tác ứng phó và phục hồi sau thiên tai, bao gồm nguồn dự phòng ngân sách ở Trung ương và các địa phương, các khoản phân bổ ngân sách cụ thể, nguồn dự trữ Nhà nước bằng vật chất, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phòng chống thiên tai, các công cụ chuyển giao rủi ro như bảo hiểm và viện trợ của các nhà tài trợ.

Có thể thấy, hiện các cấp còn lệ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương để trang trải cho các chi phí khắc phục sau thiên tai. Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập ở cấp tỉnh còn hạn chế, trong khi đó các công cụ chuyển giao rủi ro mang tính đổi mới vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Do đó, việc phối hợp xây dựng, phát triển các giải pháp tài chính mới về quản lý và chuyển giao rủi ro thiên tai là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, yêu cầu về những kế hoạch dài hạn để ngăn chặn các thảm họa của thiên tai, giảm thiểu thiệt hại càng trở nên cấp thiết, trong bối cảnh các ảnh hưởng của thiên tai là không thể tránh được.